Trong phần > Tài liệu [Tham khảo] Remote attendance learning model, tác giả gợi ý (từ slide 8 đến slide 11) một dạng kịch bản dạy học trực tuyến kết hợp 50 % thời lượng làm việc đồng bộ (synchronious) và 50 % thời lượng làm việc không đồng bộ (asynchronious).
Kính mời quý thầy cô tham khảo, đối chiếu với bối cảnh dạy học thực tế của mình và thảo luận về khả năng áp dụng hay tuỳ biến dạng kịch bản này. Có thể nói đến cả thuận lợi lẫn khó khăn, cũng như cả kinh nghiệm đã trải qua trong gian đoạn ứng phó đại dịch COVID-19 đã qua, lẫn trong thời gian sắp tới và lâu dài (hậu COVID-19).Kịch bản dạy học trực tuyến 50 % đồng bộ (synchronious) và 50 % không đồng bộ (asynchronious)
của Nguyễn Tấn Đại -
Số bài trả lời
Trả lời cho Nguyễn Tấn Đại
V/v: Kịch bản dạy học trực tuyến 50 % đồng bộ (synchronious) và 50 % không đồng bộ (asynchronious)
của Hoàng Thọ Phú -
Việc chúng ta tổ chức dạy học đồng bộ khá thuận lợi và dễ dàng do GV UEL đã và đang thực hiện như vậy hằng năm (tức GV đã có kinh nghiệm và đã quen thuộc). Tuy nhiên, dạy-học đồng bộ đòi hỏi GV và SV phải dạy và học theo lịch ít có tính linh hoạt. Đối với các lớp có số lượng SV nhiều thì gần như không có sự linh hoạt về lịch dạy học.
Việc tổ chức dạy học không đồng bộ có ưu điểm cao về tính linh hoạt. Tuy nhiên, giảng dạy không đồng bộ đòi hỏi GV phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để thiết kế hoạt động dạy - học, để thực hiện kiểm tra đánh giá và nhận xét cho SV. Hơn nữa, SV chưa có sự chủ động học tập cao khi GV không theo dõi, đánh giá và kiểm soát quá trình học tập của SV. Điều này càng khiến GV mất nhiều công sức nếu muốn tổ chức lớp học có hiệu quả.
Do vậy, kịch bản 50% đồng bộ & 50% không đồng bộ khá phù hợp với điều kiện hiện tại của UEL.
Việc tổ chức dạy học không đồng bộ có ưu điểm cao về tính linh hoạt. Tuy nhiên, giảng dạy không đồng bộ đòi hỏi GV phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để thiết kế hoạt động dạy - học, để thực hiện kiểm tra đánh giá và nhận xét cho SV. Hơn nữa, SV chưa có sự chủ động học tập cao khi GV không theo dõi, đánh giá và kiểm soát quá trình học tập của SV. Điều này càng khiến GV mất nhiều công sức nếu muốn tổ chức lớp học có hiệu quả.
Do vậy, kịch bản 50% đồng bộ & 50% không đồng bộ khá phù hợp với điều kiện hiện tại của UEL.
Trả lời cho Nguyễn Tấn Đại
V/v: Kịch bản dạy học trực tuyến 50 % đồng bộ (synchronious) và 50 % không đồng bộ (asynchronious)
của Tống Gia Tường -
Mức độ 50 50 là phù hợp với tình hình dịch bệnh cũng như nhịp độ hối hả, gấp rút của thời đại. 50% trên lớp là mức độ tiếp xúc đủ để sinh viên nắm được nội dung cốt lõi của bài học. 50% online tiện lợi cho các em sắp xếp thời gian, thông thường sinh viên thời nay đi thực tập rất sớm từ năm 1 năm 2
Trả lời cho Nguyễn Tấn Đại
V/v: Kịch bản dạy học trực tuyến 50 % đồng bộ (synchronious) và 50 % không đồng bộ (asynchronious)
của Trương Kim Hương -
Hoạt động học tập đồng bộ và không đồng bộ đều có những ưu điểm nhất định, cụ thể:
- Hoạt động học tập đồng bộ: tạo nên không gian hỗ trợ tương tác giữa người học với người dạy và các giữa người học với nhau; tạo điều kiện cho người học sẵn sàng đáp ứng việc trao đổi và nhận được phản hồi từ người học khác và từ người dạy; tạo điều kiện để người dạy có cơ hội giải thích rõ ràng bài học trong thời gian thực tế.
- Hoạt động học tập không đồng bộ bao gồm: tạo điều kiện cho người học tiếp cận bài học linh hoạt; người học có nhiều thời gian và không gian hơn để phản ánh việc học, thực hành, và điều chỉnh việc đóng góp tham gia của mình vào các hoạt động của lớp học; phát huy được vai trò cung cấp thông tin bài học (như các bài học, hình ảnh, video,.. đã được lưu lại) giúp người học xuyên suốt được các bài học của cả học kỳ. Tuy nhiên nhược điểm của học động này là đòi hỏi người giảng viên phải đầu tư rất nhiều cho bào giảng.
Vì những lý do trên, bản thân em nghĩ rằng việc phân bổ kịch bản 50% đồng bộ và 50% không đồng bộ là hợp lý.
- Hoạt động học tập đồng bộ: tạo nên không gian hỗ trợ tương tác giữa người học với người dạy và các giữa người học với nhau; tạo điều kiện cho người học sẵn sàng đáp ứng việc trao đổi và nhận được phản hồi từ người học khác và từ người dạy; tạo điều kiện để người dạy có cơ hội giải thích rõ ràng bài học trong thời gian thực tế.
- Hoạt động học tập không đồng bộ bao gồm: tạo điều kiện cho người học tiếp cận bài học linh hoạt; người học có nhiều thời gian và không gian hơn để phản ánh việc học, thực hành, và điều chỉnh việc đóng góp tham gia của mình vào các hoạt động của lớp học; phát huy được vai trò cung cấp thông tin bài học (như các bài học, hình ảnh, video,.. đã được lưu lại) giúp người học xuyên suốt được các bài học của cả học kỳ. Tuy nhiên nhược điểm của học động này là đòi hỏi người giảng viên phải đầu tư rất nhiều cho bào giảng.
Vì những lý do trên, bản thân em nghĩ rằng việc phân bổ kịch bản 50% đồng bộ và 50% không đồng bộ là hợp lý.