Chuyên đề 1. Các nguyên tắc sư phạm nền tảng của dạy học trực tuyến và mô hình lớp học đảo ngược
Mục tiêu
Qua chuyên đề này, các kiến thức và kĩ năng lĩnh hội được sẽ giúp người học:
- Hiểu rõ các lịch sử phát triển ứng dụng công nghệ trong giáo dục và nguồn gốc ra đời của mô hình lớp học đảo ngược;
- Hiểu rõ các đặc trưng của hoạt động học tập trong dạy học trực tuyến nói chung, lớp học đảo ngược nói riêng;
- Nắm vững các nguyên tắc sư phạm nền tảng cho các hoạt động dạy học trực tuyến: tam giác sư phạm (Jean Houssaye, 1988), tháp năng lực nhận thức (Benjamin Bloom, 1956), tháp kinh nghiệm học tập (Edgar Dale, 1954);
- Hiểu rõ mô hình tổ chức lớp học đảo ngược;
- Biết cách vận dụng mô hình lớp học đảo ngược bằng một số phương pháp tiếp cận cụ thể: kích thích phản tư (reflective thinking-promoting approach), sơ đồ tư duy (mind map), sơ đồ khái niệm (mind map), biểu đồ kiến thức (knowledge graph).
Cách học
Chuyên đề này bao gồm hai phần:
- Phần lí thuyết: áp dụng cho toàn thể các thầy cô có đăng kí tham gia chương trình, tổ chức hoàn toàn từ xa thông qua các hoạt động học tập không đồng bộ (asynchronious) trên nền tảng Moodle. Để tham gia các hoạt động học tập này, người học cần:
- Chủ động thực hiện đủ các hoạt động
- Tích cực tham gia các hoạt động
- Hoàn tất các hoạt động
- Nếu có thể, nghiên cứu thêm các hoạt động
- Phần thực hành: học đồng bộ (synchronious) tập trung theo lịch và nội dung công bố tại phân mục TỔNG QUAN > > Học đồng bộ
Yêu cầu cần đạt
Để được xác nhận hoàn thành phần lí thuyết, người học cần phải đạt được TẤT CẢ các yêu cầu sau đây:
- Có mặt trong buổi học đồng bộ. Trong trường hợp vắng mặt vì bất cứ lí do gì, có thể bù bằng việc hoàn tất các hoạt động trên hệ thống Moodle;
- Đạt điểm từ 50 % trở lên;
- Viết ít nhất 1 bài trong mỗi diễn đàn thảo luận của khoá học.
Sửa lần cuối: mardi, 11 juin 2024, 11:56 AM