- Tài liệu làm việc: >> Bài thuyết trình >>
- Video phát lại: bản thô chưa biên tập
Ở đây quý thầy cô có thể đặt mọi câu hỏi (bằng tiếng Pháp hay tiếng Việt tuỳ ý) liên quan đến bài báo cáo chuyên đề 5 ngày 02/05/2020 “Triển khai hệ thống quản lí đào tạo
hỗn hợp (blended-learning) tại một trường đại học Việt Nam: Chia sẻ kinh
nghiệm thực tiễn”. Diễn giả: PGS-TS
Võ Viết Minh Nhật, ĐH Huế. Ngôn ngữ: tiếng Việt
Cho em hỏi là trong đào tạo trực tuyến, giải pháp nào tối ưu nhất để quản lý, giám sát mức độ chuyên cần của người học, mức độ hiểu bài của người học?
Chào cô Hương,
Giải pháp tối ưu nhất thì có lẽ khó khẳng định, vì còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Về nguyên tắc, trong dạy học trực tuyến cần chú trọng đánh giá nhiều mặt, dựa vào nhiều yếu tố, thể hiện qua nhiều loại hoạt động xuyên suốt tiến trình học tập. Mức độ chuyên cần thể hiện qua số lượt truy cập hệ thống học tập, số lượt tham khảo các tài nguyên học liệu được cung cấp, mức độ tích cực khi tham gia các diễn đàn thảo luận hay các phiên họp đồng bộ... Còn mức độ hiểu bài của người học có thể thể hiện qua kết quả làm bài trắc nghiệm (kể cả số lượt làm bài), kết quả làm bài tập cá nhân hay bài tập nhóm, chất lượng nội dung các ý kiến đóng góp trên các diễn đàn thảo luận hay trong các phiên họp đồng bộ... Đồng thời phải kết hợp với kết quả đánh giá trực diện (thi tập trung giữa kì hay cuối khoá) để so sánh mức độ tương hợp giữa các kết quả thu được.
Tuy nhiên, nhiều khi các quyết định hành chính có thể dẫn đến việc chọn phương pháp đánh giá không phù hợp về mặt giáo dục, nhưng có thể làm hài lòng nhà quản lí. Ví dụ:
Giải pháp tối ưu nhất thì có lẽ khó khẳng định, vì còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Về nguyên tắc, trong dạy học trực tuyến cần chú trọng đánh giá nhiều mặt, dựa vào nhiều yếu tố, thể hiện qua nhiều loại hoạt động xuyên suốt tiến trình học tập. Mức độ chuyên cần thể hiện qua số lượt truy cập hệ thống học tập, số lượt tham khảo các tài nguyên học liệu được cung cấp, mức độ tích cực khi tham gia các diễn đàn thảo luận hay các phiên họp đồng bộ... Còn mức độ hiểu bài của người học có thể thể hiện qua kết quả làm bài trắc nghiệm (kể cả số lượt làm bài), kết quả làm bài tập cá nhân hay bài tập nhóm, chất lượng nội dung các ý kiến đóng góp trên các diễn đàn thảo luận hay trong các phiên họp đồng bộ... Đồng thời phải kết hợp với kết quả đánh giá trực diện (thi tập trung giữa kì hay cuối khoá) để so sánh mức độ tương hợp giữa các kết quả thu được.
Tuy nhiên, nhiều khi các quyết định hành chính có thể dẫn đến việc chọn phương pháp đánh giá không phù hợp về mặt giáo dục, nhưng có thể làm hài lòng nhà quản lí. Ví dụ:
- chuyên cần: bắt buộc giáo viên và sinh viên phải có mặt trong buổi giảng bài đồng bộ, cán bộ quản lí kết nối vào lớp học để điểm danh, nếu vắng mặt thì xem như tương đương một buổi vắng mặt trong lớp học tập trung;
- mức độ hiểu bài: giao một bài tập cho sinh viên làm từ xa và nộp bài để giáo viên chấm, lấy kết quả làm một cột điểm chính thức, trong khi hoàn toàn không có cơ chế nhận diện, kiểm soát xem có phải thực sự mỗi sinh viên tự giác làm bài, không có sự hỗ trợ của ai hay phương tiện nào khác, để đảm bảo công bằng về điều kiện kiểm tra đánh giá giữa mọi sinh viên với nhau.
Hiện nay trong quy chế đào tạo đại học dự kiến cho tỷ lệ trực tuyến là 20% vậy việc lựa chọn các học phần hoặc nội dung môn học theo tỷ lệ này có thể dựa trên nguyên tắc nào?
Chào thầy Lâm,
Câu hỏi rất thú vị về một vấn đề then chốt trong tư duy tiếp cận dạy học trực tuyến hiện thời tại Việt Nam.
Mời Thầy tham khảo thêm bài viết Dạy học trực tuyến: làm sao để đảm bảo chất lượng? và thu xếp tham gia buổi họp bổ sung tối thứ năm 18/06/2020 [chi tiết trong Hướng dẫn họp trực tuyến], sẽ có bài báo cáo và thảo luận về câu chuyện này.
Cảm ơn anh Đại nhiều, nếu trường nào đã có các quy định về đào tạo hỗn hợp và mô hình kinh tế có thể chia sẻ thì tốt quá!